Antonio Rudiger ra giá khủng để ở lại Chelsea
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.Ngôn ngữ bí mật của tiếp viên hàng không trên chuyến bay
Sáng 4.1, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng, Lê Dương Thể Hạnh (44 tuổi) ra mắt cuốn sách Hành trình xanh. Đây là cuốn sách thứ 7 của nữ tác giả khiếm thị được trình làng.Buổi giao lưu, ra mắt sách có sự tham dự của chị Trần Diệp Mỹ Dung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, có sự hiện diện của các cô giáo dạy "mỹ nhân gạo lứt" thời niên thiếu ở Trường THCS Lam Sơn (Đà Lạt) và nhiều sinh viên.Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2015 Lê Dương Thể Hạnh ra mắt cuốn sách đầu tiên - cuốn tiểu thuyết Có một mặt trời không bao giờ tắt. Đây là tự truyện Thể Hạnh kể về hành trình của chính cô - một con người sống trong ánh sáng suốt 27 năm cuộc đời đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy mặt trời vì bệnh u não (vào năm 2007). Lúc đó, Thể Hạnh là một thiếu nữ xinh đẹp, làm thông dịch viên tiếng Nhật, trợ lý cho một giám đốc người Nhật, chuẩn bị được qua xứ sở mặt trời mọc để tu nghiệp. Bên cạnh đó, cô còn có một mối tình lãng mạn chuẩn bị sánh đôi để đi tiếp cuộc đời...Tất cả như sụp đổ. Có lúc Thể Hạnh muốn chấm dứt cuộc sống của mình, nhưng bằng nghị lực và tình yêu thương mà mọi người dành cho, Thể Hạnh đã vượt qua. Dù khuôn mặt biến dạng, mù cả hai mắt, tay chân bị liệt, co quắp, miệng phát âm không rõ... nhưng hằng ngày Thể Hạnh tập luyện để tay có thể cử động được. Hạnh học chữ braille (dạng chữ nổi dành cho người mù) và học vi tính chữ nổi với thầy Vũ Xuân Trường. Bên cạnh đó, được sự động viên, hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Phong (Mái ấm Thiên Ân ở TP.HCM) Thể Hạnh đã tìm lại được niềm vui cuộc sống. Năm 2013, Thể Hạnh tham gia cuộc thi viết Gương nghị lực phi thường do Báo Thanh Niên tổ chức và đã đạt cùng lúc 2 giải. Giải nhì cho tác phẩm Ngày xưa ơi và giải phụ đặc biệt với bài viết Lẽ nào anh là người khiếm thị. Tiếp đó, vào tháng 5.2014, Thể Hành trở thành 27 gương mặt được vinh danh trong đêm gala Tỏa sáng nghị lực Việt cùng Nick Vujicic (chàng trai không tay chân đến từ Úc), tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).Từ đó đến nay, Thể Hạnh luôn sống lạc quan và lan tỏa nghị lực phi thường ấy với nhiều dự án để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ học tiếng Anh, tiếng Nhật, lập nhóm thiện nguyện Sắc màu hy vọng giúp đỡ những hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh.Không chỉ vậy, Thể Hạnh còn nỗ lực vượt khó phi thường tiếp tục ra mắt bạn đọc thêm 6 cuốn sách khác như: Bình yên sau bão giông, Sứ mệnh của hoa, Lặng thầm đưa khách sang sông, Hạnh phúc trong tầm tay, Trạm yêu thương, và cuốn sách tiếng Anh The sun of love - Mặt trời yêu thương.Lê Dương Thể Hạnh không chỉ viết để bộc lộ tâm hồn mình mà còn lan tỏa những năng lượng của yêu thương đến những người đồng cảnh ngộ và cả những người "sáng mắt". Mỗi cuốn sách đều lan tỏa niềm vui sống và truyền đi những thông điệp nhân văn.Thể Hạnh tự nhận mình là gạch nối giữa ánh sáng và bóng tối. "Tôi có 27 năm sống trong ánh sáng đã cảm nhận được những điều tốt đẹp của thiên nhiên và con người ban tặng, và 17 năm qua dù sống trong bóng tối nhưng tôi lại đón nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người. Đó là động lực giúp tôi vượt qua nghịch cảnh và luôn mỉm cười, dù miệng tôi bị méo", Thể Hạnh bộc bạch.Tại buổi giao lưu, ra mặt cuốn Hành trình Xanh Thể Hạnh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn tôn trọng sự an bài của Đấng sáng tạo, và điều mà mọi người có thể làm là thay đổi chính mình. Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ học cách chủ động đổi mới tư duy để phù hợp với vận hành của vũ trụ. Vì vậy, chúng ta cùng nhìn về những điều tươi sáng để đón chào cuộc sống".Kết thúc buổi giao lưu, Thể Hạnh gởi lời tri ân tự đáy lòng đến những bàn tay đã nâng bước đường đời đầy thử thách suốt 17 năm qua và nói lời cam kết thật xúc động: "Tôi sẽ đi trọn Hành trình xanh đến hơi thở cuối cùng".
Sau vụ bỏ 300 khách ở Phú Quốc, công ty Đài Loan 'tuyên bố phá sản'
Trận derby bóng rổ Hà Nội giữa CLB Thang Long Warriors với CLB Hanoi Buffaloes diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 16.7 trên sân Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ (Hà Nội). Trận đấu này được trực tiếp trên kênh ON Sports News, ON Sports Action và app ON Plus, VTVcab.
Truyền thông Thái Lan đưa tin, theo đề xuất của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) lên Tổng cục TDTT Thái Lan (SAT), quốc gia chủ nhà của SEA Games 33 muốn dành nội dung bóng đá nam cho các cầu thủ trong lứa tuổi 22. Ngoài ra, cũng theo đề xuất này, những cầu thủ ngoài 22 tuổi sẽ không được bổ sung cho các đội bóng đá nam tham dự đại hội thể thao Đông Nam Á. Sở dĩ Thái Lan muốn độ tuổi dự SEA Games 33 là lứa U.22, với mục đích đón đầu giải bóng đá U.23 châu Á năm 2026. Cần biết rằng độ tuổi tham dự nội dung bóng đá nam tại các kỳ SEA Games không hề giống nhau. Ví dụ như tại SEA Games 30 năm 2019 (được tổ chức tại Philippines) và SEA Games 31 năm 2022 (được tổ chức tại Việt Nam), độ tuổi quy định là U.23, đồng thời mỗi đội được bổ sung thêm 3 cầu thủ ngoài 23 tuổi. Nhưng đến SEA Games 32 năm 2023 được tổ chức tại Campuchia, các đội không được bổ sung những cầu thủ quá tuổi 23. Thông thường, hội đồng thể thao Đông Nam Á sẽ thông qua điều lệ các môn và các nội dung thi đấu tại SEA Games, sau khi tham khảo ý kiến của các Ủy ban Olympic của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, theo thông lệ, tiếng nói của các nước chủ nhà của từng kỳ đại hội rất quan trọng ở những cuộc họp đồng thể thao khu vực. Chính vì thế, một khi phía chủ nhà Thái Lan đề xuất phương án sử dụng lực lượng U.22 thi đấu tại SEA Games 33, các đội bóng ở Đông Nam Á có thể bắt đầu tính toán lực lượng theo lứa tuổi trên.Việt Nam và Indonesia có sẵn lực lượng phù hợp Indonesia sẽ có lợi với đề xuất của FAT và SAT, vì Indonesia gần như sử dụng lực lượng U22 tham dự AFF Cup 2024. 22/24 cầu thủ Indonesia dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á nằm trong độ tuổi vừa nêu. Coi như các cầu thủ trẻ thuộc xứ sở vạn đảo đã có đợt "thử lửa" quan trọng trước SEA Games 33.Về phía bóng đá Việt Nam, cho dù lực lượng U.22 hay U.23 được quyền tham dự kỳ SEA Games sắp tới, chúng ta hầu như không thay đổi đáng kể sức mạnh. Hầu hết các cầu thủ trẻ tốt nhất của bóng đá Việt Nam đang ở độ tuổi 22, như thủ môn Trần Trung Kiên, Đoàn Huy Hoàng (cùng 22 tuổi), Cao Văn Bình (21 tuổi), hậu vệ Lê Nguyên Hoàng, Nguyễn Mạnh Hưng, Nguyễn Bảo Long (20 tuổi), Nguyễn Hồng Phúc, Hồ Văn Cường (22 tuổi), tiền vệ Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Phi Hoàng (cùng 22 tuổi), tiền đạo Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thanh Nhàn, Trần Ngọc Sơn (cùng 22 tuổi), Nguyễn Đình Bắc (21 tuổi)…Chỉ có một ít gương mặt bị loại khá đáng tiếc, nếu độ tuổi tham dự SEA Games 33 là U.22, thay vì U.23, đáng kể nhất trong số này là thủ môn Nguyễn Văn Việt (23 tuổi, đang khoác áo CLB SLNA).Với lực lượng nói trên, đội tuyển U22 Việt Nam đủ sức cạnh tranh HCV nội dung bóng đá nam tại đại hội thể thao Đông Nam Á trong năm nay. Điều đáng chú ý là lực lượng U22 Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Những Trung Kiên, Vĩ Hào, Khuất Văn Khang, Thái Sơn, Văn Trường, Đình Bắc, Quốc Việt đã được khoác áo đội tuyển Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau. Trong khi đó, Đức Việt, Thanh Nhàn, Văn Bình, Nguyên Hoàng, Mạnh Hưng từng dự vòng chung kết (VCK) U.20 châu Á năm 2023, hoặc dự VCK U.23 châu Á năm 2024. So về chất lượng chuyên môn lẫn kinh nghiệm thi đấu quốc tế, các cầu thủ trẻ của bóng đá Việt Nam hiện nay không hề thua kém các cầu thủ cùng trang lứa trong khu vực.
Sao Việt biến tấu muôn kiểu phối đồ cùng chân váy jeans
Tham gia lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có lãnh đạo tỉnh Phú Yên, lãnh đạo lực lượng Hải quân Việt Nam, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh; cùng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người dân và khách du lịch.Lễ chào cờ đầu năm mới dương lịch tại Mũi Đại Lãnh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tự chủ của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và tất cả công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua đó giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch.Ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho chuỗi sự kiện lớn trong năm như: chào mừng 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 80 năm thành lập nước; 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên và thống nhất đất nước; chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng. "Chúng ta đứng dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang Quốc ca Việt Nam, trong thời khắc chào đón năm mới 2025 với niềm tin, quyết tâm và cả khát vọng xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng tươi đẹp. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Phú Yên, tôi xin chào mừng và kính chúc các vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, các bạn du khách, đồng bào, đồng chí một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng", ông Đào Mỹ nói.Bà Milly (50 tuổi, du khách đến từ Mỹ) cho biết: "Trong chuyến du lịch đến TP.Tuy Hòa, thật may mắn khi tôi được biết sáng nay tỉnh Phú Yên tổ chức lễ chào cờ đón chào năm mới 2025 tại Mũi Đại Lãnh. Từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại đây, hòa cùng bầu không khí trọng thể của buổi lễ trong ngày đầu năm mới".Cùng với lễ chào cờ đầu năm mới, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên còn tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh. Trong đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Phú Yên xây dựng, khu vực quần thể danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh - Vịnh Vũng Rô - Núi Đá Bia (TX.Đông Hòa) là một trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh; ưu tiên phát triển thành khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch kết hợp như: du lịch văn hóa lịch sử; du lịch sinh thái rừng và biển; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch trải nghiệm, leo núi; du lịch vui chơi giải trí và thể thao biển.